Wednesday, May 23, 2012

Tuoi tre buu dien cung hanh dong

TT - Sáng 11-3, hàng trăm bạn trẻ thuộc Đoàn khối bưu chính viễn thông TP.HCM đã ra quân thực hiện ngày cùng hành động làm công trình thanh niên, chủ nhật xanh làm sạch đẹp môi trường đơn vị, đường phố khu trung tâm Bưu điện TP.HCM. Dự án trồng cây ca cao dưới tán rừng ở tỉnh Phú Yên đang dẫn đến nguy cơ mất hàng trăm hecta rừng tự nhiên (Dân trí) - Không đồng tình với phương án đền bù bất hợp lý với công sức lao động đã bỏ ra trên diện tích đất 5.023 m2 gần 30 năm qua, ông Ngọc tiếp tục làm đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền nhưng vẫn chưa được huyện Duy Tiên giải quyết dứt điểm.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Tháng thanh niên với một số công trình, phần việc tham gia phát triển đơn vị, tái sử dụng sợi cáp (ảnh), hướng đến cộng đồng (khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con vùng sâu vùng xa)... song song với giải pháp nâng chất cơ sở đoàn, phát triển đoàn viên mới và phát triển đảng từ đoàn viên ưu tú.

K.ANH


Những đám rừng một người ôm không xuể có nguy cơ biến mất do nằm trong dự án trồng cây ca cao. Ảnh: Hồng Ánh
Các ngành chức năng tỉnh Phú Yên vừa thông qua quy hoạch chi tiết vùng đầu tư liên danh, liên kết trồng rừng kinh tế kết hợp trồng cây ca cao.

Dự án… lạ

Dự án do Công ty TNHH Đại Hoàng Nguyên (trụ sở tại TP Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) làm chủ đầu tư với quy mô 360 ha ở xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh - Phú Yên. "Điều lạ là quy hoạch chi tiết một dự án nhưng lại chẳng căn cứ vào một quy chuẩn nào" - ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nói. Giải thích về sự "lạ" này, đại diện Trung tâm Quy hoạch thiết kế NN-PTNT Phú Yên, đơn vị tư vấn lập dự án, cho rằng hình thức được chủ đầu tư đưa ra là trồng cây ca cao dưới tán rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, một mô hình chưa từng có ở Việt Nam nên… không có quy chuẩn.

Thực tế tại Việt Nam, cây ca cao chủ yếu được trồng dưới tán cây công nghiệp hoặc cây ăn quả, chẳng ai trồng dưới tán rừng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến rừng. Theo quy hoạch này, người dân có đất tham gia dự án sẽ được hưởng 25% lợi nhuận, còn lại 75% là nhà đầu tư. Lợi nhuận của dự án đưa ra cũng làm nhiều ngành chức năng… hoa mắt. Trong 3 năm tới, cây ca cao sẽ cho thu hoạch trung bình 2 tấn/ha/năm, với giá bán hiện nay khoảng 40.000 đồng/kg, người dân có đất tham gia mỗi năm chẳng làm gì cũng thu vào 20 triệu đồng. Thế nhưng, theo ông Lê Văn Cựu, Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Phú Yên, đây là con số khó có thực. "Đã có một ít mô hình trồng cây ca cao dưới tán rừng được triển khai trên thế giới với hiệu quả rất thấp, chỉ khoảng 100 - 200 kg hạt/ha/năm, lấy đâu ra 2 tấn/ha/năm như dự án đã nêu" - ông Cựu phản bác.

Một điều lạ nữa là trong số 360 ha đất để triển khai dự án, các ngành chức năng chưa hề có đánh giá nào về hiện trạng đất và rừng mà chỉ dựa vào đánh giá của chủ đầu tư để thông qua quy hoạch. Ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, thừa nhận: "Đây là một bất cập. Có đánh giá được hiện trạng rừng mới quy được trách nhiệm với chủ đầu tư nếu sau này rừng bị mất nhưng các ngành chức năng chưa làm được điều ấy". Càng lạ hơn, trong cuộc họp thông qua quy hoạch dự án, ông Cao Hữu Lộc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, lại dõng dạc: "Tôi đề nghị cứ cho tác động vào rừng nghèo, rừng non thuộc rừng tự nhiên vài chục hecta xem thử dự án có hiệu quả không".

Thí điểm trong… rừng giàu, rừng già

Theo đánh giá hiện trạng đất, rừng của chủ đầu tư, trong diện tích 360 ha đất để triển khai dự án, có 88,9 ha là rừng tự nhiên, trên 173 ha là đất lâm nghiệp và gần 98 ha là đất rừng trồng và nương rẫy. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo và rừng non với trữ lượng trên 100 m3/ha, còn đất lâm nghiệp có trữ lượng gỗ trên 10 m³/ha. Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Huân, Trưởng Phòng Quản lý, bảo vệ rừng - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, cho rằng theo quy định, với trữ lượng từ 100 đến 200 m3/ha đã là rừng trung bình, trên 10 m³/ha là rừng tự nhiên, không còn là đất lâm nghiệp.

Trước khi triển khai dự án, tỉnh Phú Yên đã cho phép Công ty TNHH Đại Hoàng Nguyên trồng thí điểm 15 ha cây ca cao dưới tán rừng nghèo, rừng non ở các tiểu khu 313 và 314 thuộc xã Sông Hinh. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, rừng được trồng cây ca cao là rừng giàu, rừng già. "Khi kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện điều này nên yêu cầu dừng lại, không mở rộng thêm diện tích trồng thí điểm cây ca cao trong rừng tự nhiên" - ông Đặng Đình Toại cho biết.

Theo ông Lê Văn Trúc, không lấy gì bảo đảm sau này rừng sẽ không bị mất khi triển khai dự án. "Khi cây ca cao trưởng thành, lấy gì bảo đảm chủ đầu tư không chặt hạ rừng để chúng phát triển?". Khi câu hỏi này được đặt ra với ông Cao Hữu Lộc thì ông này đáp: "Cam kết bảo vệ rừng trong vùng dự án là của nhà đầu tư chứ không phải của Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên".

Theo quy hoạch dự án, chủ đầu tư sẽ mở hơn 3 km đường nội vùng để bảo vệ và chăm sóc cây ca cao. "Khi mở đường nội vùng, không chỉ có nguy cơ đốn hạ một diện tích rừng mà còn gây áp lực cho các cơ quan quản lý rừng vì tình trạng khai thác gỗ lậu sẽ tăng cao do lâm tặc lợi dụng đường để vận chuyển" - ông Lê Văn Cựu nhận định. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Minh Huân, diện tích rừng tự nhiên nằm trong quy hoạch dự án mặc dù trên giấy tờ là rừng sản xuất nhưng thực tế lại là rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Sông Hinh. Mất diện tích này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân và hoạt động của Nhà máy Thủy điện Sông Hinh.

Đã có bài học trước mắt

TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Bộ NN-PTNT), cho biết hiện nay, Việt Nam chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu trồng cây ca cao dưới tán rừng. Khi trồng cây ca cao dưới tán rừng, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến rừng. Việc đánh giá tính khả thi của 15 ha trồng thí điểm mới chỉ 3 năm là thiếu cơ sở khoa học vì trong vòng 4-5 năm đầu, cây ca cao thường phát triển tốt dưới tán rừng do độ che phủ lớn. Tuy nhiên, khi cây ca cao trưởng thành thì nó cần từ 30% - 50% lượng ánh sáng. Nếu độ che phủ lớn như dưới tán rừng nguyên sinh sẽ làm cho cây ca cao không phát triển được. Bên cạnh đó, độ che phủ lớn sẽ dẫn đến độ ẩm trong không khí lớn, đây là môi trường lý tưởng cho 2 loại sâu bệnh chuyên hại trái ca cao là thối quả do nấm Phytopthora palmivora và bọ xít muỗi (Helopeltis theobromae). Hai loại sâu bệnh này cực kỳ nguy hiểm với cây ca cao trưởng thành vì chúng sẽ làm cho năng suất giảm một nửa, có khi tới 70% - 80% sản lượng.

"Trước đây, tôi đã từng phản đối một dự án trồng cây điều dưới tán rừng khộp nhưng đã bị cơ quan chức năng bỏ ngoài tai. Hậu quả, cây điều không thể phát triển được, còn rừng thì bị tác động mạnh" - TS Lê Ngọc Báu cảnh báo.

Thích… "nhảy" vào rừng tự nhiên

Theo ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, kinh nghiệm học được từ các tỉnh có rừng cho thấy các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp rất thích "nhảy" vào những khu vực có rừng tự nhiên được cho là rừng nghèo, rừng non. "Đây là những khu vực nhạy cảm. Họ thích… "nhảy" vào đầu tư vì sau này có mất rừng cũng khó quy trách nhiệm vì rừng nghèo, rừng non có mất cũng ít ai chú ý" - ông Trúc nói.
H.Ánh

Hồng Ánh - Cao Nguyên

Người nhà ông Ngọc đau xót chỉ mảnh đất gia đình cải tạo gần 30 năm nay chỉ nhận được 2,2 triệu đồng đền bù.

Ông Ngọc là "chủ" đất

Trở lại với nguồn gốc mảnh đất 5000m2 hoang hóa gần 30 năm trước, ông Phạm Văn Quyền, nguyên Chủ tịch UBND xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên thời bấy giờ (năm 1982) khẳng định, phần đất này giao cho Quân đội nhưng không làm được, Hợp tác xã có gọi nhân dân 3 thôn đến chia nhưng không ai nhận. Sau nữa là đưa ra cho thầu nhưng cũng không ai nhận.

Cuối cùng, năm 1982, các đồng chí cán bộ HTX và UBND xã đã vận động ông Ngọc nhận làm. Gia đình ông Ngọc đã mất 10 năm đầu vất vả, khó khăn, bỏ ra nhiều công sức, tiền của để san lấp, đắp bờ, cải tạo mới trở nên màu mỡ và khai thác kinh tế được.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Nghi, 78 tuổi, cũng xác nhận việc: Năm 1982, ông Ngọc xin vùng đất ao, ruộng hoang hóa của xã để cải tạo, sử dụng. "Khi đó, vùng ruộng, ao này đã có nhiều đơn vị đến làm nhưng không làm được; ông Ngọc đã sử dụng sản xuất từ đó đến nay" – ông Nghi nêu rõ.

Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, ông Ngọc cũng cung cấp cho chúng tôi đầy đủ các chứng từ về thuế sản xuất và các biên nhận của Ban Quản trị Hợp tác xã xã Tiên Tân về việc liên tục trong nhiều năm, từ 1989, gia đình đã phải san lấp, cải tạo các khu ruộng, đắp bờ, san gò, đống… để cải tạo diện tích đất nói trên.

Đối chiếu với các điều khoản trong Luật Đất đai và các văn bản liên quan thì phần đúng nghiêng về phía gia đình ông Lê Hồng Ngọc. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hình thức giao sử dụng đất công ích, đối chiếu theo Luật Đất đai, nếu thực sự đất nhà ông Ngọc đang sử dụng là đất công ích thì phải được UBND xã cho thuê, có hợp đồng và không quá 5 năm. Nhưng trên thực tế, UBND xã Tiên Tân không hề có hợp đồng khoán thầu cũng như văn bản đấu giá nhận thầu với diện tích đất gia đình ông Ngọc cải tạo, sản xuất gần 30 năm qua.

Thứ hai, về nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, nếu như chính quyền các cấp từ xã đến tỉnh Hà Nam khẳng định đất gia đình ông Ngọc khai hoang, đang sản xuất thuộc quỹ đất công ích thì người nộp thuế SDĐNN phải là UBND xã Tiên Tân. Tuy nhiên, thực tế gần 30 năm qua, gia đình ông Ngọc lại là người nộp thuế SDĐNN.

Theo đó, gia đình ông Ngọc mới là người sử dụng đất vì là hộ nộp thuế, điều này căn cứ vào những hóa đơn, biên lai nộp thuế của ông Ngọc. Pháp luật cũng quy định, khi nhà nước thu hồi đất thì phải đền bù thỏa đáng cho người sử dụng đất.

Đồng thời, theo căn cứ này, diện tích ông Ngọc đang sản xuất không phải là đất công ích theo kết luận của chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam.

Thứ ba, về quy định giao đất nông nghiệp, diện tích đất mà gia đình gia đình ông Ngọc sử dụng, canh tác đủ điều kiện để tiếp tục giao cho ông Ngọc sử dụng, phần vượt quá hạn phải được Nhà nước cho ông Ngọc thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.

Gần 30 năm sử dụng đất, đã nhiều lần ông Ngọc có đơn xin thuê đất, kể cả lập dự án trang trại nhưng không được huyện Duy Tiên chấp nhận!

Cụ thể là vào năm 2000, ông Ngọc đã xây dựng Đề án "Xây dựng mô hình trang trại đa canh (lúa, cá, gia cầm) trên vùng đất trũng xã Tiên Tân". Thế nhưng, khi ông đệ trình thì bị chính quyền xã và huyện thì bị từ chối.

Năm 2008, gia đình ông Ngọc lại xây dựng đề án cải tạo, xây dựng khu kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái tại vị trí nói trên. Một lần nữa, tờ trình này lại bị từ chối mà không có lý do!

Như vậy, việc các cấp chính quyền cho rằng diện tích đất thu hồi của gia đình ông Lê Hồng Ngọc là đất công ích là sai sự thật, trái với quy định của pháp luật về đất đai. Do đó, việc xác định ông Ngọc là người sử dụng đất là đúng theo quy định của pháp luật.

Đơn khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc gửi đến Báo Dân trí
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)

Tiếp tục khiếu kiện đòi công lý

Sau những kết luận không thỏa đáng của UBND huyện Duy Tiên và UBND tỉnh Hà Nam, gia đình ông Lê Hồng Ngọc tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan cấp trên. Cùng với sự phản ánh mạnh mẽ của báo chí, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề, giải quyết dứt điểm sự việc.

Đích thân Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có văn bản chỉ đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) đôn đốc UBND tỉnh Hà Nam đối thoại với gia đình ông Ngọc.

TTCP cũng chỉ đạo, thành phần tham gia đối thoại gồm: UBND tỉnh Hà Nam và các cơ quan chức năng của địa phương, TTCP, đại diện Trụ sở tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước, các cơ quan ngôn luận, gia đình ông Lê Hồng Ngọc và luật sư của gia đình ông Ngọc (nếu có).

Công văn của Văn phòng Chính phủ chỉ đạo giải quyết vụ việc
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)

Tuy nhiên đến nay, vụ việc trên vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, nên gia đình ông Ngọc vẫn phải đôn đáo đi gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm công lý cho gia đình mình. Đồng thời, ông Ngọc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm vào cuộc: Thanh tra, kiểm tra toàn bộ quy trình thu hồi đất của gia đình ông; xử lý nghiêm minh các cá nhân có vi phạm trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất của gia đình ông Ngọc.

Theo luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Theo tài liệu và các căn cứ pháp lý chứng minh gia đình ông Ngọc đã sử dụng ổn định diện tích đất tại khu Đồng Leo, xã Tiên Tân từ trước năm 1989, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Không có bất kỳ một văn bản nào cho thấy gia đình ông Lê Hồng Ngọc nhận khoán diện tích đất này với UBND xã. Quá trình thu hồi đất, thực hiện giải phóng mặt bằng đối với gia đình ông Ngọc có nhiều điểm trái với các qui định của pháp luật về quản lý đất đai.

Gần 30 năm canh tác trên mảnh đất tự khai hoang, gia đình ông Ngọc vẫn nộp sản phẩm, thuế sử dụng đất đầy đủ và hoàn toàn không có tranh chấp. Điều này căn cứ vào những phiếu thu, biên lai thu tiền thuế nông nghiệp, thủy lợi phí…

Năm 2009, UBND huyện Duy Tiên triển khai dự án làm tuyến đường trục xã Tiên Tân, trong đó quyết định thu một phần diện tích đất trồng lúa của gia đình ông Ngọc là 5023 m2 với số tiền đền bù là: 2.294.611 đ (Hai triệu hai trăm chín tư ngàn sáu trăm mười một đồng), giá tiền không bằng đàn vịt ông đang nuôi đẻ trứng một đêm là hết sức phi lý, không đúng pháp luật.

Vũ Văn Tiến


No comments:

Post a Comment