Saturday, May 19, 2012

Hon 8.800 ti dong xay dung bo ke kenh Tham Luong

(PL)- UBND TP.HCM vừa phê duyệt dự án xây dựng kè và hạ tầng kỹ thuật hai bờ kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Mưa kéo theo gió lớn do áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng từ bão số 1 khiến người dân sống trong nội thành Sài Gòn lao đao. Từ hôm qua đến nay, nhiều tuyến đường vẫn bị ảnh hưởng do cây xanh nằm "ăn vạ". (ĐSCT) Một số người bỏ thành phố lớn trở về quê hương. Một số khác bỏ vùng ngoại ô giàu có để đến khu bình dân. Nếu khủng hoảng còn chưa đụng đến, họ vẫn sống ở khu sang trọng nhưng đã chọn lựa sẵn một chỗ ở rẻ tiền hơn. Một số khác bỏ xứ ra đi, đôi khi đến lần thứ nhì, dù đã lớn tuổi. Đó là trường hợp người Hy Lạp di dân đã bỏ nước sang Australia trong thập niên 1950 và trở về dưỡng già với hy vọng

Đây là công trình thuộc dự án Tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (giai đoạn 2). Mục tiêu của dự án nhằm tiêu thoát nước mưa, chống ngập úng cho các khu công nghiệp, công trình công cộng, khu dân cư; ngăn triều, lũ, chống ngập, giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

Tổng mức đầu tư của dự án hơn 8.820 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2012 đến 2016.

N.NAM


Mưa kéo theo gió lớn do áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng từ bão số 1 khiến người dân sống trong nội thành Sài Gòn lao đao. Từ hôm qua đến nay, nhiều tuyến đường vẫn bị ảnh hưởng do cây xanh nằm "ăn vạ".

Trên nhiều tuyến đường, hàng loạt cây xanh ngã ra đường, gây nguy hiểm cho người đi đường cùng hàng chục tuyến giao thông bị tê liệt.
Theo ghi nhận của PLVN Online trong ngày 1/4 và sáng ngày 2/4, hàng loạt cây xanh ngã xuống nằm lăn lóc trên đường.
Khoảng 17h20 chiều ngày 1/4, từng đợt gió lớn làm hai cây xanh tại đường Huỳnh Mẫn Đạt – Nguyễn Trãi thuộc P.7, Q.5 bị quật ngã, nhiều nhánh cây đè lên dây điện khiến dây cáp điện bị đứt nằm lăn trên đường gây nguy hiểm.

Cây xanh ngã trên đường Huỳnh Mẫn Đạt - Nguyễn Trãi (Q.5)
Ngay sau khi nhận được tin báo, nhân viên của Công ty Công viên cây xanh nhanh chóng có mặt đế khắc phục sự cố.
Tại Công viên Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình), hai cây xanh bất ngờ ngã văng xuống đường đoạn Trần Quốc Hoàn. Khi cây đổ xuống đè lên hai hai chiếc taxi, cùng nhiều dây cáp bị đứt rơi vương vải khắp mặt đường, may mắn tài xế taxi chỉ bị thương nhẹ, không có ai thương vong.

Tại Công viên Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình taxi bị cây xanh đè lên
Tại nhiều tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Thủ (Q.1)Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Tri Phương (Q.10) hàng loạt cây xanh đổ nghiêng ngã, bong tróc nằm la liệt. Riêng tại đường Đông Hưng Thuận, trước số nhà 82 (Q.12) gần chợ Cây Sộp có Cây xà cừ loại lớn với đường kính khoảng 50cm bị quật đổ gục xuống đè nát xe gắn máy mang BKS 51F – 5628 đậu gần đó, may mắn tài xế xe thoát nạn.

Cây xanh bị quật đổ trên đường Nguyễn Văn Quá, Q.12
Tại Tỉnh lộ 25B (Q.2), mưa lớn làm bến phà Cát Lái phải tạm ngưng hoạt động, nước ngập trên diện rộng làm các phương tiện khi lưu thông qua tuyến đường này bị kẹt cứng hàng giờ liền.
Đến sáng nay, nhiều tuyến đường như Trường Chinh, Bắc Hải (Q.Tân Bình), đường 3/2 trước khách sạn Kỳ Hòa, Tô Hiến Thành (Q.10), đường Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ (Q.5) và đường Phạm Ngũ Lão (Q.1) hàng loạt cây xanh đổ ngã nghiêng xuống đường, nhiều nhánh cây nằm vương vãi gây mất cảnh quan đô thị, giao thông bị ùn tắc nghiêm trọng.
Theo cụ bà Trần Thị Thanh Huyền (sống tại đường Trường Chinh, Q.Tân Bình), nhiều năm qua Sài Gòn chưa bị ảnh hưởng của trận bão như thế này. Tối qua nhiều cây xanh bị gió lớn quật ngã, gia đình không cho ai ra ngoài vì sợ nguy hiểm.
Cơ quan chức năng đang tiến hành thu dọn cây xanh đổ trên đường.
Một số hình ảnh cây xanh bị đánh đổ nằm ăn vạ trên địa bàn TP.HCM:

Trên đường Trường Chinh Q.Tân Bình khiến các phương tiện lưu thông gặp khó khăn

Đường Bắc Hải Q.Tân Bình, TP.HCM

Cây xanh bj nằm ngã nghiên tại Trần Phú, Q,5

Đường Tô Hiến Thành, Q.10

Gốc cây bị hất văng lòi rễ đôi diện khách sạn Kỳ Hòa, Q.10

Đường Nguyễn Văn Cừ đối diến trường Đại học sư Phạm, Q.5, TP.HCM

Gôc cây bị lật rễ trên đường Cống Quỳnh, Q.1

Nhóm PV - CTV


có những ngày cuối cùng thanh thản. Nikos Falieros, chủ một công ty dọn nhà, kể lại câu chuyện này: chính chúng tôi đã bảo đảm cho ông ta trở về Hy Lạp, mấy năm trước đây. Nhưng bây giờ, ông ta đi về hướng ngược lại. Lần này, cũng phải di chuyển tất cả các thành viên trong gia đình. Ông già Hy Lạp tại Australia nói sẽ không bao giờ trở lại nữa. Ông ta bán cả căn nhà nhỏ nằm ở một góc vườn tại khu Marathon, thành phố Athènes. Nikos nói tiếp: ông thú nhận mình có 2.000 dollar Úc lương hưu mỗi tháng nhưng vẫn không đủ để đóng thuế ở đây. Càng ngày càng nhiều người Hy Lạp có nhà ở nước ngoài bỏ đi. Họ sang Đức, Canada, Hoa Kỳ hay nơi khác. Bất ngờ, số người dọn nhà ngày càng nhiều hơn, tăng 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Khác với giai đoạn 2006 - 2007, thời vàng son của nghề dọn nhà, lúc đó người ta chở rương hòm đến các căn nhà ở ngoại ô sang trọng hơn. Bây giờ, người ta thường chở đến Kypseli hay Patissia, những khu rất nghèo.


Dĩ nhiên, những tháng vừa qua, người ta dọn nhà rất nhiều nhưng chỉ thích tự mình làm! Họa chăng, họ yêu cầu một người thợ hay thuê một cần cẩu. Họ không có tiền. Kể cả tiền dọn nhà! Chúng tôi chỉ yêu cầu 300 euro để dọn một căn nhà ba phòng với bốn công nhân nhưng họ chỉ muốn tự mình làm! Thanassis Poulopoulous, chủ công ty xe tải, cho biết thị trường năm 2012 đóng băng: ngay cả các công ty dọn nhà cũng... dọn đi luôn! Nhiều đồng nghiệp của tôi phải về quê, vì chẳng còn việc gì để làm nữa. Nếu năm 2010, có 100 vụ dọn nhà, trong đó 80 là đến Athènes. Năm 2011, 80 là đi về tỉnh!

Một người đàn ông 40 tuổi bị mất việc làm trong mùa xuân trước là điển hình. Mấy ngày sau, vợ anh ta cũng thất nghiệp. Họ mang nợ oằn vai và dọn nhà về quê cũ tại làng Agrinio. Thanassis kể lại: khi tôi đến làng, nhìn thấy căn nhà không cửa, chẳng có lò sưởi, tôi nổi điên lên và tự hỏi làm sao ông ta nuôi được hai đứa trẻ. Ông ta không có chọn lựa nào khác và hứa sẽ chỉnh trang nó lại. Nhưng mãi cho đến hôm nay vẫn chưa trả nổi tiền công cho tôi!

Người Hy Lạp ở thành phố không có quê hương để trở về thì "nhảy nhót" giữa các khu rẻ tiền, gác xép hay ở dưới tầng hầm. Theo lời Giám đốc công ty bất động sản Ioannis Ravithis, trong ba năm qua, 15% người thay đổi nơi cư trú: hoặc họ dọn đi hoặc thương lượng hạ giá thuê nhà.

45 tuổi, Tina quay trở lại căn nhà hai phòng thuê từ lúc còn là sinh viên. Chị là kế toán của một trường tư thục và chồng là luật sư nhưng cuộc sống quá đắt đỏ và thu nhập bị cắt giảm nặng nề: căn nhà hai phòng chỉ có 50m2. Vợ chồng tôi ở phòng khách, nhường phòng ngủ cho đứa con trai. Có một hàng hiên để chất đống đồ đạc. Đó là giải pháp duy nhất cho tình thế hiện nay.


No comments:

Post a Comment