Saturday, June 2, 2012

Sap dong luong hang hai, di doi 2 cang tren song Han

Cuối quý 1/2012, Đà Nẵng sẽ đóng luồng hàng hải trên sông Hàn. Đồng thời hai cảng Sông Thu và Sông Hàn nằm ở bờ Tây dòng sông cũng sẽ được di dời khỏi khu vực nội đô (NLĐ) - Anh Lê Văn Tân (ngụ xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng - Hải Phòng) cho biết Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng vừa có công văn gửi UBND huyện Tiên Lãng đề nghị giải quyết đơn khiếu nại của anh về việc ngày 12-5-2008, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình anh trái pháp luật, tịch thu một số vật dụng trong nhà mà không có biên bản… Hàng ngàn chủ nhân căn hộ chung cư mini ở TPHCM và Hà Nội hiện ăn không ngon, ngủ không yên vì chờ mãi không được cấp sổ đỏ

>> Nhiều ý tưởng cho cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)

Công trình cầu Rồng đang được kẩn trương xây dựng trên sông Hàn - Ảnh: HC

Ngày 26/2, Ban quản lý dự án (BQLDA) cầu Rồng (Đà Nẵng) cho biết vừa có văn bản thông báo cho Công ty TNHH MTV Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng) về thời điểm đóng luồng hàng hải trên sông Hàn.

Căn cứ tiến độ thi công được duyệt, dự kiến đến ngày 31/3, liên danh nhà thầu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 và Tổng công ty Xây dựng cầu đường Quảng Tây sẽ bắt đầu triển khai thi công các hạng mục phụ trợ của công trình cầu Rồng trên luồng hàng hải hiện hữu sát bờ kè đường Bạch Đằng.

Sau thời điểm trên, mọi phương tiện thủy không thể tham gia giao thông trên sông Hàn đoạn qua cầu Rồng. Do vậy, BQLDA cầu Rồng đã thông báo sẽ đóng luồng hàng hải trên sông Hàn vào cuối quý 1/2012 để Công ty Sông Thu và các khách hàng của công ty xây dựng kế hoạch sản xuất cho phù hợp với kế hoạch triển khai của dự án cầu Rồng.

Cầu Rồng là công trình trọng điểm của Đà Nẵng, được yêu cầu phải hoàn thành cơ bản trong năm 2012 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng TP (29/3/2013), cùng với hai cây cầu mới khác bắc qua sông Hàn cũng đang được khẩn trương xây dựng là cầu Trần Thị Lý (thay thế cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý) và cầu Nguyễn Tri Phương.

Để di dời cảng Sông Thu và nhà máy đóng tàu trên đường 2/9 (bờ Tây sông Hàn), Công ty Sông Thu đang triển khai xây dựng cơ sở mới ở khu vực Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).

Hôm 9/2 vừa qua, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cũng đã chủ trì họp với các ban ngành hữu quan về phương án quy hoạch sử dụng khu đất cảng Sông Thu hiện nay. Trong đó sẽ triển khai xây dựng tuyến đường Bạch Đằng nối dài đến cảng Sông Thu ngay trong năm 2012.

Toàn bộ cảng Sông Hàn sẽ phải di dời ra khỏi nội đô Đà Nẵng trước ngày 31/12/2012 - Ảnh: HC

HẢI CHÂU


Theo anh Tân, năm 1992, được giao 70 ha đất ở Gảnh Chè (xã Tiên Thắng) trong vòng 12 năm, gia đình đã vay mượn ngân hàng và nhiều nơi để có tiền thuê nhân công đắp gần 3 km đê quai chống bão. Sau nhiều năm, khu vực này đã trở thành một vùng đất màu mỡ. Thế nhưng, 12 năm sau, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất trên mà không bồi thường cho gia đình anh. Diện tích đất này sau đó đã giao cho một số người quản lý trong vòng 3 năm rồi tổ chức đấu thầu. "Gia đình tôi đã kiện ra tòa vì cho rằng sau khi Luật Đất đai 1993 ra đời, huyện Tiên Lãng phải điều chỉnh thời hạn giao đất lên 20 năm như quy định. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, cả 2 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng. VKSND Tối cao từng có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm nhưng bị bác bỏ" - anh Tân cho biết.


Chung cư mini khá phổ biến ở Hà Nội và TPHCM

Mô hình căn hộ chung cư tư nhân (chung cư mini) đã xuất hiện ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM từ nhiều năm qua. Hiện đã có tới hàng ngàn hộ dân đang sở hữu loại nhà này.

Lúng túng

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, kiểm tra thực tế tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở (sổ đỏ) tại Hà Nội và TPHCM cho thấy hiện tồn tại một lượng lớn nhà ở riêng lẻ nhiều căn hộ do các gia đình tự đầu tư xây dựng để bán hoặc cho thuê (tức chung cư mini) nhưng chưa được địa phương cấp sổ đỏ. Trước tình hình này, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo, yêu cầu UBND TP Hà Nội và UBND TPHCM triển khai thực hiện việc cấp sổ đỏ cho loại nhà ở này theo đúng quy định.

Trong khi đó, theo Nghị định 71/NĐ-CP ban hành năm 2009, hộ gia đình, cá nhân mua căn hộ riêng biệt trong chung cư tư nhân sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, đã hơn 2 năm, tại Hà Nội, vẫn chưa có hộ gia đình nào được cấp sổ đỏ theo đúng quy định.

Theo lãnh đạo một số quận nội thành Hà Nội, rất hiếm khi nhà đầu tư tới UBND quận đề nghị được cấp phép xây dựng chung cư tư nhân hay cấp sổ đỏ cho các căn hộ riêng lẻ. Tuy nhiên, các quận cũng thừa nhận trong trường hợp có người đề nghị thì cũng khó giải quyết được vì chưa có quy định chi tiết về việc cấp sổ đỏ cho chung cư mini. Hiện nay, chỉ mới có quy định cấp sổ đỏ cho nhà ở thương mại do doanh nghiệp có tư cách pháp nhân lập dự án. Với trường hợp chuyển nhượng từng căn hộ cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đứng ra làm hồ sơ, trình UBND quận xem xét, cấp sổ đỏ...

Đại diện UBND quận Đống Đa – Hà Nội cho biết địa phương lúng túng trong việc cấp sổ đỏ vì điều kiện để được cấp còn rất mơ hồ, trong khi chung cư tư nhân rất khác với nhà thương mại bình thường. Trong đó, các yếu tố cần thiết như PCCC, chất lượng công trình, quản lý, vận hành tòa nhà, phân định sở hữu chung – riêng... đều không rõ ràng và thiếu đủ thứ. "Vì thế, việc cấp sổ đỏ cho dạng nhà này có thể nói là khá phức tạp" – vị này băn khoăn.

Sợ… bị lộ

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Thọ, cho rằng việc cấp sổ đỏ cho căn hộ chung cư mini cũng không quá phức tạp nếu chủ đầu tư đủ giấy tờ hợp pháp. Ông Thọ cho biết theo quy định, muốn được cấp sổ đỏ, tòa nhà phải có giấy phép xây dựng và làm đúng giấy phép đó. Song, trên thực tế, đa số các tòa chung cư tư nhân đều có khiếm khuyết về hồ sơ pháp lý như xây thêm tầng, thêm phòng dẫn đến chủ đầu tư sợ đi xin cấp sổ đỏ cho khách hàng. Từ chỗ sợ lộ việc cơi nới nên hầu hết chủ đầu tư luôn tìm cách thoái thác hoặc "đá" trách nhiệm cho chính quyền gây khó dễ, "ôm" sổ đỏ của người mua.

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, các địa phương như Hà Nội, TPHCM đang thể hiện rõ sự lúng túng trong việc cấp sổ đỏ cho chung cư tư nhân. Tuy nhiên, ông Liêm nhìn nhận lý do chính yếu nhất của việc chậm cấp chủ quyền cho loại căn hộ này chủ yếu là do chủ đầu tư khi xin giấy phép thì khai làm nhà ở nhưng lúc hoàn thành lại "biến" ra chung cư tư nhân, dẫn đến việc cấp sổ đỏ gặp ách tắc. "Các địa phương cần có sự chặt chẽ nhưng linh hoạt vì thực tế, đây là loại nhà mà một bộ phận dân cư không nhỏ của đô thị đang sử dụng và họ cần cấp giấy chủ quyền để yên tâm" – ông Liêm đề nghị.

Không lo bùng phát chung cư mini

Ông Phạm Sỹ Liêm khuyến cáo để thuận lợi cho việc cấp sổ đỏ, các chủ đầu tư cần nghiêm túc thực hiện đúng quy định ngay từ đầu. "Các TP không nên lo việc bùng phát chung cư mini vì tác động của loại nhà này đến vấn đề quản lý quy hoạch, xã hội không quá lớn. Hơn nữa, người bán và người mua đều có nhu cầu và thực tế nhà đã có nên Bộ Xây dựng cần có hướng dẫn cụ thể để mô hình này phát huy hiệu quả và địa phương thực hiện sớm" - ông Liêm nhận định.


Bài và ảnh: Bảo Trân

No comments:

Post a Comment